Sau chiến tranh Xe tăng tại Việt Nam

Hiện đại hóa lực lượng thiết giáp

Những phương án nâng cấp

Sau nhiều năm sử dụng, T-54, T-55, Type 59 vẫn là những xe tăng chủ lực trong QDNDVN. Số xe tăng này đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế cũng như đã lỗi thời trong thời kì mới, thậm chí còn có những chiếc thuộc phiên bản T-54-1 (Ob'yekt 137) sản xuất từ những năm 1946-1948. Vì vây việc nâng cấp, hiện đại hóa xe tăng là việc làm cấp bách.

Xe tăng chiến đấu T-55 và bộ binh tham gia huấn luyện

Năm 2014, BQP Việt Nam đã hợp tác với Isreal để nâng cấp những chiếc T-54/55 và Type 59 lên phiên bản T-55M3. Xe ứng dụng một số công nghệ mới thiết kế theo kiểu phương Tây, bổ sung thêm giáp yếm, giáp phản ứng nổ, diềm chắn xích, trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực kiểu mới để xe tăng có thể bắn với độ chính xác cao khi hành tiến (trước kia vừa chạy vừa bắn chỉ có độ chính xác thấp). T-55M3 được trang bị giáp ERA thế hệ thứ hai có khả năng chống lại đạn tên lửa chống tăng B-72 và các loại đạn lõm chống tăng thông thường, thay pháo 100mm bằng pháo nòng xoắn 105 mm M68/L7 của Israel. Lắp đặt thêm súng cối 60 mm, súng máy PKT 7,62 mm, bộ cảm biến MAWS6056B của Pháp và động cơ diesel 1000 mã lực của Đức. Tuy nhiên, phiên bản T-54M3 này có chi phí nâng cấp quá cao, mà lại không quá nổi trội đồng thời nó lại được thay pháo D-10T 100mm trên T-54B nguyên bản bằng pháo 105mm chuẩn NATO. Điều này sẽ gây ra khó khăn rất lớn cho hệ thống hậu cần cũng như lãng phí số lượng lớn đạn pháo 100mm trong biên chế QDNDVN. Chỉ có một nguyên mẫu được chế tạo.

T-55M Việt Nam

T-55M: Phiên bản cải tiến khác của T-54B, T-55 mà Việt Nam áp dụng, thay thế cho phiên bản T-55M3 đã bị dừng. Xe được bổ sung thêm giáp yếm, giáp phản ứng nổ, diềm chắn xích, trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực kiểu mới TIFCS-3BU bao gồm hệ thống ngắm bắn TSGS-54BU do Tây Ban Nha sản xuất. Hệ thống kiểm soát hoả lực TIFCS-3BU được tích hợp máy đo xa laser và bộ ổn định đường ngắm giúp bắn chính xác kể cả khi xe đang di chuyển, kính ngắm ảnh nhiệt có thể giúp xác định được mục tiêu trong đêm tối một cách dễ dàng và khai hoả chính xác. Khẩu pháo 100mm được giữ lại, nhưng được bổ sung thêm các tấm bọc cách nhiệt để làm giảm độ cong nòng pháo do nhiệt độ, giúp đường đạn bắn chính xác hơn. Hiện nay, quá trình nâng cấp đang được tiến hành tại nhà máy Z175 BQPVN.

Những hợp đồng mới

Bên cạnh việc nâng cấp số lượng xe tăng hiện có, QĐNDVN cũng thực hiện những hợp đồng mua mới trang bị.

Những năm 1978 - 1979, Việt Nam đã nhận được từ Tiệp Khắc tới 70 xe tăng chiến đấu chủ lực T-62. Đây được cho là hợp đồng mua sắm trang bị quốc phòng theo dạng thương mại đầu tiên của Việt Nam, không phải là hàng viện trợ như các loại vũ khí đã nhận trước đó.[222]

T-62 trong biên chế QĐNDVN

T-62 có kiểu bố trí cổ điển, với khoang động cơ ở đuôi xe, khoang điều khiển ở phía trước và khoang chiến đấu ở giữa xe. Kíp chiến đấu gồm bốn người: lái xe, chỉ huy, pháo thủ và nạp đạn viên. Thân xe là một kết cấu hàn hình hộp cứng được ghép từ các tấm thép bọc giáp cuộn dày 16, 30, 45, 80 và 100 mm. Phần phía trước của thân được tạo thành bởi hai nêm hội tụ của các tấm giáp 100 mm: phần trên nằm nghiêng 60 ° so với phương thẳng đứng và phần dưới có độ nghiêng 55 °. Các mặt bên của thân xe bao gồm các tấm 80 mm thẳng đứng vững chắc và đuôi tàu bao gồm một tấm dọc trên cùng có độ dày 45 mm và một tấm đáy 16 mm, có độ dốc 70 °. Nóc của xe ở khu vực bệ tháp pháo dày 30 mm, và phía trên khoang động cơ - 16 mm. Đáy xe bao gồm tấm thép 20 mm được dập và có mặt cắt ngang hình lòng máng. Các tấm phía trước và hai bên xe được làm bằng thép crom - niken - molypden 42CM, đuôi và xe được làm bằng thép 49C, và đáy làm bằng thép crom - molypden 43PSM.[223] Vũ khí chính của T-62 là pháo bán tự động nòng trơn U-5TS (2A20) 115 mm. Nòng súng - gắn chặt với một vỏ bọc, 52,6 tầm cỡ / 6050 mm dài và được trang bị với một phun. Pháo có khóa nòng nêm ngang với cơ cấu bán tự động kiểu lò xo và cơ cấu kích hoạt bằng tay bằng điện và dự phòng. Thiết bị giật bao gồm thiết bị giật thủy lực và thiết bị giật thủy khí nằm phía trên nòng súng; chiều dài độ giật bình thường là 350–415 mm, chiều dài giới hạn là 430 mm.[224] Đặc biệt, T-62 được trang bị hệ thống bảo vệ chống hạt nhân giúp bảo vệ tổ lái của xe tăng khỏi áp suất quá mức tạo ra bởi sóng xung kích của vụ nổ hạt nhân và khỏi sự xâm nhập của bụi phóng xạ vào trong xe tăng[225]. Trong nhiều năm, T-62 là xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất của QĐNDVN.

Tháng 2 năm 2005, Bộ Quốc phòng Phần Lan nhượng lại cho Việt Nam khoảng 70 xe tăng T-54 và T-55 có từ thời Liên Xô.

Năm 2016, BQPVN ký quyết định mua 64[222] xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 từ Nga. Lô đầu tiên đã được chuyển tới Việt Nam vào ngày 31/12/2018, đã giao hàng xong trong năm 2019. Đơn giá cho mỗi chiếc là 6,25 triệu USD, tổng trị giá hợp đồng là 400 triệu USD. Số xe tăng này biên chế cho lữ đoàn 201 đóng quân tại Xuân Mai, Hà Nội.

T-90 Việt Nam

Xe tăng chủ lực T-90 trang bị pháo nòng trơn 125mm với sự tăng cường độ chính xác, hệ thống cân bằng pháo – tăng hai chiều dọc – ngang, đồng trục với pháo là súng máy 7,62mm (PKT hoặc PKTM) và súng phòng không 12,7mm (NSVT-12,7 hoặc KORD). Trên T-90 lắp tổ hợp điều khiển hỏa lực tự động với máy tính toán đường đạn kỹ thuật số và kính ngăm hồng ngoại hoạt động trong điều kiện ngày/đêm, thiết bị nạp đạn tự động (AZ) đảm bảo hiệu quả chiến đấu cao của các loại vũ khí trong xe. Thiết bị súng máy phòng không (ZPU) với thiết bị ngắm và dẫn bắn từ xa cho phép bắn mục tiêu trên không và trên mặt đất từ trong buồng chiến đấu của xe tăng. T-90 trang bị tổ hợp chế áp quang điện (KOEP) TShU-1 "Shtora-1" làm giảm xác suất bị bắn cháy bởi các tên lửa chống tăng có điều khiển (PTUR) của đối phương bằng cách tạo ra các dải nhiễu có điều khiển và các thiết bị chống tăng (PTS) với sự chỉ thị mục tiêu và đo xa bằng tia laze. Trên T-90 hệ thống phòng thủ tập thể (SKZ) khỏi tác động của vũ khí hủy diệt hàng loạt (OMP), hệ thống chữa cháy một cách nhanh chóng (PPO) trên cơ sở bộ cảm biến quang học với đám cháy, trang bị dành cho việc tự ủi, trang bị cho việc vượt chướng ngại vật nước (vượt vũng, sông) theo đáy (OPVT). Trong xe tăng đã thực hiện được lời giải về cấu trúc nhằm giảm hiệu quả của các thiết bị phát hiện và dẫn bắn theo tia hồng ngoại và đảm bảo sự bảo vệ cho xe tăng khỏi ảnh hưởng khỏi sự cháy của các hỗn hợp "napal". Xe tăng có khả năng trang bị thiết bị quét mìn dạng lưỡi dao KM7-6M2 hoặc bánh quét mìn dạng lưỡi dao KMT-7 hoặc thiết bị quét mìn KMT-8 với đầu nối điện từ. Với việc mua T-90, QDND Việt Nam đã có bước tiến lớn trong việc xây dựng một lực lượng thiết giáp hiện đại, phù hợp với thời kì mới.

Hoạt động quốc tế

Năm 2018, Quân đội Nhân dân Việt Nam lần đầu tiên cử đoàn vận động viên tham dự Army Games. Tại nội dung " Xe tăng hành tiến ", kíp lái số 1 (Trần Viết Hải, Nguyễn Anh Thuận, Nguyễn Mạnh Dũng) tiêu diệt 1/3 mục tiêu số 12, 0/1 mục tiêu số 25, 0/1 mục tiêu số 9 mất 43 phút 41 giây. Kíp lái số 2 (Khổng Văn Nướng, Lưu Thế Anh, Đặng Thành Luân) tiêu diệt 1/3 mục tiêu số 12, 0/1 mục tiêu số 25, 0/1 mục tiêu số 9 mất 47 phút 08 giây. Kíp lái số 3 (Chân Thành Long, Lưu Anh Thuận, Ngôn Tiến Chiến) tiêu diệt 3/3 mục tiêu số 12, 0/1 mục tiêu số 25, 1/1 mục tiêu số 9 mất 41 phút 18 giây. Kết quả, tổng thời gian là 2 giờ 12 phút 07 giây, đội tuyển xe tăng Việt Nam đã không lọt vào bán kết của giải[226]

Tại nội dung "Xe tăng hành tiến " khuôn khổ hội thao Army Game 2019, kíp lái số 1 ĐT Xe tăng VN tiêu diệt 1/3 mục tiêu số 12, 0/1 mục tiêu số 25, 1/1 mục tiêu số 9 mất 32 phút 17 giây. Kíp lái số 2 tiêu diệt 1/3 mục tiêu số 12, 0/1 mục tiêu số 25, 0/1 mục tiêu số 9 mất 31 phút 05 giây. Kíp lái số 3 (Nguyễn Kiều Hưng, Phan Anh Thuận, Hoàng Mạnh Thuận)t iêu diệt 123 mục tiêu số 12, 011 mục tiêu số 5, 101 mục tiêu số 9 mất 37 phút 47 giây. Kết quả, tổng thời gian vòng loại là 1 giờ 41 phút 09 giây, ĐT xe tăng Việt Nam tham dự bán kết. Tại bán kết, xe tăng đội tuyển Việt Nam sơn màu xanh nước biển đã đạt giải nhì bảng B.[227]

Đội tuyển Việt Nam lái xe tăng T-72B3 tại Army Game 2019

Trước khi cuộc thi Xe tăng hành tiến 2020 bắt đầu, Đội tuyển Xe tăng QĐND Việt Nam đã bốc thăm được phiếu thi số 3, theo đó mỗi kíp xe của Đội tuyển Xe tăng QĐND Việt Nam thực hiện 4 vòng chạy: Vòng 1 bắn súng máy phòng không với bia số 25 (máy bay trực thăng) và bia số 11 (pháo chống tăng) với khoảng cách từ 800 đến 1000m; vòng 2 bắn súng máy song song với 3 bia số 9 (súng chống tăng); vòng 3 thi tốc độ; vòng 4 bắn pháo hành tiến với 3 mục tiêu bia số 12 (xe tăng) ở khoảng cách 1.600m, 1.700m và 1.800m.[228]

Kíp xe số 1 Đội tuyển Xe tăng QĐND Việt Nam gồm Trưởng xe Trần Việt Hải, pháo thủ Lê Quang Hiệp và lái xe Hoàng Mạnh Tuấn đã khởi động lượt thi đấu khá tốt, nhanh chóng vượt chướng ngại vật và tiến về khu vực bắn. Các vận động viên của Việt Nam đã nhanh chóng sử dụng súng máy phòng không tiêu diệt bia số 25 và bia số 11. Ở vòng 2, các vận động viên sử dụng súng máy tiêu diệt 2/3 bia số 9. Ngay sau đó, kíp xe số 1 của đội Việt Nam lập tức vào vòng thi tốc độ. Ở vòng 4, kíp xe số 1 của Việt Nam đã bắn pháo hành tiến tiêu diệt không được mục tiêu bia số 12.

Kíp xe số 2 gồm Trưởng xe Vũ Bá Trọng, pháo thủ Trần Ngọc Bình và lái xe Nguyễn Quốc Tuấn.Ở vòng 1, kíp xe số 2 của Việt Nam đã tiêu diệt 2/2 mục tiêu. Ở vòng 2, các vận động viên sử dụng súng máy tiêu diệt bia số 9 không thành công. Sau vòng thi tốc độ, ở vòng 4, kíp xe số 2 của Việt Nam thực hiện nội dung bắn pháo hành tiến nhưng xạ kích không tốt. Do xe gặp lỗi kỹ thuật nên ngay sau đó, Đội tuyển Xe tăng của Việt Nam đã lập tức chuẩn bị đổi xe. Đây là lần đổi xe thứ 2 trong trận chung kết. Trước đó, đội tuyển Myanmar cũng phải đổi xe vì lý do kỹ thuật.

Kíp xe số 3 gồm Trưởng xe Phạm Văn Anh, pháo thủ Phan Anh Tuấn và lái xe Nguyễn Tiến Chiến. Ở vòng 1, kíp xe số 3 của Việt Nam đã tiêu diệt 1/2 mục tiêu bằng súng 12,7mm. Ở vòng 2, các vận động viên sử dụng súng máy tiêu diệt 3/3 bia số 9. Sau vòng thi tốc độ, ở vòng 4, kíp xe số 2 của Việt Nam đã bắn pháo hành tiến tiêu diệt 2/3 mục tiêu bia số 12.

Sau 2 giờ 12 phút 47 giây, xe tăng của Việt Nam. Kết quả cuối cùng vòng chung kết bảng 2 được Ban tổ chức và Ban trọng tài công bố sau cuộc họp: Việt Nam: 2 giờ 12 phút 47 giây; Lào: 2 giờ 22 phút 47 giây; Tajikistan: 2 giờ 32 phút 37 giây; Myanmar: 2 giờ 35 phút 14 giây.[228] Đội tuyển Việt Nam đã đạt chức vô địch bảng B nội dung Xe tăng hành tiến. Năm 2021, Đội tuyển xe tăng Việt Nam sẽ thi đấu tại bảng A của cuộc thi.[227][228]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Xe tăng tại Việt Nam http://tank-biathlon.com/tankovyiy-biatlon-2018/ http://webdoc.sub.gwdg.de/ebook/p/2005/CMH_2/www.a... http://citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/download?doi=... http://grunt-redux.atspace.eu/arvn_armour1.htm http://usacac.army.mil/cac2/cgsc/carl/download/csi... http://stinet.dtic.mil/oai/oai?&verb=getRecord&met... http://www.militaryphotos.net/forums/archive/index... http://ia600601.us.archive.org/26/items/DTIC_ADA09... http://ia800100.us.archive.org/11/items/DTIC_ADA09... http://mcvthf.org/Maps/Tanks_in_Hue.htm